Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức

Thứ hai - 14/11/2022 04:45 446 0
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức

Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: 
Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh. 
Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể. 
Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. 
Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
Với tâm thế đón đầu và sự chuẩn bị tốt, Việt Nam sẽ tận dụng được những cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, là lực lượng chủ lực đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử của mình, đồng thời góp phần giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì ?
"Cách mạng Công nghiệp 4.0" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.

Trong  những năm gần đây, khái niệm "Cách mạng Công nghiệp 4.0" được nhắc đến nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc "đổi đời" của nền kinh tế tại Việt Nam nếu đón được làn sóng này. Vậy cuộc cách mạng này nên được hiểu như thế nào ? 
Định nghĩa về Cách mạng Công nghiệp 4.0
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

 

Hình tư liệu

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?
Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ Nano.
Lợi ích của Công nghiệp 4.0 ?
- Sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người hơn, dữ liệu thu thập đầy đủ hơn, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn.
- Con người sẽ được làm những việc vui vẻ hơn, hấp dẫn hơn, không bị nhàm chán.
- Trong những môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất hiện nên giảm tỉ lệ tử vong, bệnh tật cho người lao động.
- Đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các thành phẩm (vì máy làm tự động, không phải người làm).
- Khi có dữ liệu càng chi tiết và càng nhiều, các thuật toán machine learning lại càng chạy chính xác hơn để đưa ra những quyết định tốt hơn.
+ Lợi ích với bản thân
- Làm ít việc tay chân hơn, có nhiều thời gian rảnh nhàn rỗi.
- Được hưởng lương cao hơn.
- Sức khỏe trong môi trường làm việc được đảm bảo hơn.
- Giá thành sản phẩm sẽ rẻ hơn.
- Môi trường sống sẽ tốt hơn.
+ Cơ hội đi kèm thách thức và rủi ro
Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Nhìn chung Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.
Việt Nam đang đón nhận xu hướng công nghiệp 4.0 như thế nào?
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông.
Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.

 

Hình tư liệu

Vai trò và yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo trong Chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện trong cách thức vận hành, tổ chức của một cơ quan, một đơn vị, một tập thể hay một bộ máy. Do vậy, cần tập trung, phát huy được sức mạnh của tập thể, sự đoàn kết trong việc thực hiện chương trình Chuyển đổi số; người tham gia Chuyển đổi số là mọi thành viên trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, để kịp thời có giải pháp điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn. Qua đó, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương, đề ra giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chuyển đổi số. Người đứng đầu các cấp ủy trực tiếp chủ trì, lãnh đạo và chịu trách nhiệm thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; Chú trọng công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên và người dân nhận thức rõ tính cấp thiết, lợi ích của Chuyển đổi số để chủ động tham gia, hưởng ứng.
Chủ động, tiên phong, gương mẫu đi đầu, sáng tạo trong triển khai các giải pháp Chuyển đổi số gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị; trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phải gắn với công tác kiểm tra, giám sát.
Xây dựng và phát triển chính quyền số
Hoàn thiện hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu theo hướng hiện đại, hệ thống thông tin dùng chung; Tái cấu trúc hạ tầng thông tin theo hướng kết hợp mạng truyền số liệu chuyên dùng với mạng Internet; bảo đảm hoạt động lãnh đạo, điều hành của cấp ủy các cấp trên môi trường số; đẩy mạnh hội họp trực tuyến, họp không giấy tờ, văn phòng điện tử, thực hiện triệt để làm việc trên môi trường mạng và ứng dụng chữ ký số... Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác điều hành tác nghiệp, chỉ đạo điều hành; đẩy mạnh số hóa dữ liệu;
Văn phòng Tỉnh uỷ Ninh Thuận tích cực đẩy mạnh Chương trình Chuyển đổi số áp dụng vào công tác 
Trong những năm qua, Văn phòng tỉnh uỷ Ninh Thuận đã tập trung tham mưu đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng trong toàn Đảng bộ tỉnh đạt được kết quả bước đầu rất tích cực, với sự quyết liệt của cấp uỷ các cấp và vai trò trách nhiệm của người đứng đầu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cấp ủy.
Đến nay, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại cơ quan Văn phòng tỉnh uỷ được đầu tư  hiện đại, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Trung tâm dữ liệu của tỉnh uỷ được đầu tư  đáp ứng yêu cầu triển khai các phần mềm ứng dụng dùng chung, các cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin chuyên ngành; đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu và đáp ứng cho việc triển khai chuyển đổi số.
Dựa trên những quan điểm, mục tiêu, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước về tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như điều kiện thực tế của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09- NQ/TU, ngày 29/11/2021 về Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với quan điểm:
- Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng cả trước mắt và lâu dài; cần phải kiên quyết, kiên trì trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
- Chuyển đổi nhận thức đóng vai trò quyết định; người dân và doanh nghiệp là trung tâm; lấy đào tạo và phát triển con người, đảm bảo và cải thiện dân sinh làm mục đích; thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số; dữ liệu số là tài nguyên mới; bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp, người dân là yếu tố đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số.
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 35-NQ/ĐUVP, ngày 30/9/2022 về lãnh đạo chuyển đổi số tại Đảng bộ Văn phòng tỉnh ủy giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu xây dựng Văn phòng tỉnh ủy trở thành Văn phòng điện tử theo lộ trình chuyển đổi số theo chủ trương cải cách hành chính trong cơ quan Đảng.
Đảng uỷ Văn phòng quan tâm, chỉ đạo quyết liệt việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động công tác Văn phòng; chủ động tham mưu xây dựng và triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng tỉnh giai đoạn 2015-2020 bước đầu đạt được kết quả tích cực, nhất là việc ứng dụng xử lý văn bản điện tử và chứng thực chữ ký số chuyên dùng trong cơ quan Đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, góp phẩn giảm dần văn bản giấy, rút ngắn thời gian xử lý, nâng cao chất lượng công việc, đáp ứng kịp thời công tác tham mưu, phục vụ cấp ủy tỉnh trong tình hình mới.
Việc đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, nhờ đó Văn phòng đã triển khai một cách đồng bộ, toàn diện trên tất cả phương diện công việc liên quan đến công tác văn phòng. Trong đó hệ thống phần mềm gửi nhận văn bản trên mạng Internet E-Office đã được triển khai tới từng cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ tỉnh, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, đánh dấu sự chuyển dịch từ mô hình quản lý điều hành truyền thống lên mô hình quản quản lý điều hành trực tuyến làm tiền đề cho tiến trình chuyển đổi số. Các cơ quan, đơn vị đã quan tâm chỉ đạo thực hiện mang lại hiệu quả công việc cao hơn, từng bước thay thế văn bản giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin hàng ngày thông qua môi trường mạng máy tính.
Việc tiếp nhận, triển khai văn bản đi/đến trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản trên mạng Internet E-Office được các cơ quan, đơn vị đưa triển khai vận hành sử dụng, đảm bảo cho công tác tham mưu, xử lý công việc được triển khai một cách nhanh chóng, kịp thời, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tất cả các cơ quan Đảng; Mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội đảm bảo thực hiện tốt quy trình xử lý, luân chuyển văn bản đối với các loại văn đến (không mật) trên phần mềm E-Office. Hầu hết các cơ quan, đơn vị trong khối Đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội đã quan tâm chỉ đạo vận hành, sử dụng phần mềm quản lý văn bản trên mạng Internet E-Office; ban hành quy định gửi, nhận văn bản trên môi trường mạng; thực hiện luân chuyển văn bản điện tử và xử lý văn bản trên môi trường mạng, chủ động gửi văn bản điện tử không gửi kèm văn bản giấy tới các cơ quan, đơn vị đã được cài phần mềm quản lý văn bản trên mạng Internet E-Office từ cấp tỉnh đến các đảng uỷ xã, phường, thị trấn.
Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh đã thực hiện tốt chức năng là kênh thông tin chính thống của Đảng bộ tỉnh; phản ánh hoạt động, cung cấp các thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chủ trương, chỉ đạo của Tỉnh uỷ đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Thông tin về hoạt động chỉ đạo điều hành, về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành; thông tin về tổ chức bộ máy tạo thành hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ nhu cầu tìm kiếm, tra cứu thông tin của bạn đọc trong và ngoài tỉnh.
Triển khai App ứng dụng Phòng họp không giấy được cài đặt trên thiết bị Ipad, Smast phone phục vụ chuyển tài liệu các cuộc họp đến các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực tỉnh uỷ; đồng thời triển khai mở rộng App ứng dụng họp không giấy cho các người dùng tại các huyện, thành uỷ, UBMTTQVN các cấp  phục vụ trao đổi văn bản điện tử, giảm giấy tờ trong điều hành, giải quyết công việc, từ đó giúp nâng cao hiệu suất giải quyết công việc, tiết kiệm thời gian luân chuyển, phát hành và lưu trữ văn bản góp phần cập nhật thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trong tổ chức các cuộc họp phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ các cấp.

 

Công chức Văn phòng tỉnh ủy đang thao tác trên Văn phòng số E-Office

Nhìn chung công tác chỉ đạo của cấp uỷ các cấp trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng được quan tâm, nhận thức và sự tham gia của cán bộ công chức ngày càng cao, đảm bảo thông tin được cung cấp nhanh chóng, kịp thời đến các tổ chức, cá nhân góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chỉ đạo, điều hành trong cả hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ tỉnh uỷ đã ban hành Kế hoạch số 113-KH/TU, ngày 11/3/2022 về Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2021 - 2025 đã được tổ chức triển khai thực hiện sẽ góp phần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông nhận thức chuyển đổi số trong cán bộ, công chức trong toàn Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới.
                                                                                              

Tác giả bài viết: Thành Đạt

Nguồn tin: ninhthuan.dcs.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Đảng ủy Khối cơ quan, doanh nghiệp ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay1,451
  • Tháng hiện tại44,616
  • Tổng lượt truy cập749,796
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây